IT Solution Theme

Triển khai dự án xây dựng hệ thống quản trị nhân tài cho Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC)


Ngày 01 tháng 02 năm 2023 vừa qua, BC Professional đã khai xuân Quý Mão bằng chương trình đào tạo về kỹ năng đánh giá năng lực cho đội ngũ nhân tài tiềm năng của Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Giảng viên của chương trình đào tạo là Ông Nguyễn Ngọc Tùng, Giám Đốc Công Ty Cố Phần Dịch Vụ Tư Vấn BC (BC Prodessional) đồng thời cũng là tư vấn trưởng của dự án  Đây là một nội dung quan trọng trong dự án tư vấn xây dựng hệ thống đánh giá nhân tài cho Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC).

Dự án tư vấn xây dựng hệ thống đánh giá nhân tài cho Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam được triển khai từ tháng 12 năm 2022 bao gồm 03 gian đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Rà soát lại hệ thống đánh giá nhân sự hiện tại của VIMC và các công ty thành viên
  • Giai đoạn 2: Xây dựng các hệ thống đánh giá khoa học và phù để lựa chọn ra đượn những nhân tài trong số các đối tượng nhân tài tiềm năng của VIMC do các bộ phận, đơn vị, công ty thành viên của VIMC giới thiệu và tiến hành xây dựng lộ trình công danh cho các đối tượng nhân tài được lựa chọn.
  • Giai đoạn 3: Xây dựng hệ thống hoạch định đội ngũ kế cận và lộ trình đào tạo và phát triển cho các đối tượng nhân tài được lựa chọn kế cận.

Thời gian dự kiến triển khai dự án trong vòng 05 tháng với sự tham gia của 24 đầu mối các đơn vị thành viên và khối cơ quan của VIMC. Với việc hoàn thành dự án này, VIMC sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết để tiếp tục dẫn dắt VIMC đạt được những mục tiêu chiến lược của mình trong tương lai.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập vào ngày 29/4/1995 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh sẽ là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành Hàng hải Việt Nam. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trước đây có tên thương hiệu là Vinalines, Ngày 18/8/2020, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Thương hiệu mới của Tổng công ty khi chuyển thành công ty cổ phần là VIMC (Vietnam Maritime Corportation). Vốn điều lệ của VIMC là 12,006 tỷ đồng


Trải qua quá trình 27 năm hình thành và phát triển VIMC đã vươn mình trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc mở cửa hợp tác, hội nhập quốc tế, cung cấp dịch vụ Hàng hải trên phạm vi toàn cầu đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Lĩnh vực kinh doanh chính của VIMC là: Vận tải biển, Khai thác Cảng biển và Dịch vụ Hàng hải.

Vận tải biển:

VIMC sở hữu, quản lý đội tàu gồm 65 chiếc, trong đó có 05 tàu dầu, 10 tàu container, 50 tàu hàng khô. Tổng trọng tải đội tàu khoảng 1,5 triệu DWT tương đương 21% đội tàu của Việt Nam, trọng tải bình quân 23.019 DWT/tàu, tuổi tàu trung bình là 19 tuổi. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển của Tổng công ty có bề dày kinh nghiệm khai thác tàu, thuyền viên có năng lực, đội tàu vận chuyển đa dạng và mạng lưới khách hàng tương đối lớn so với các doanh nghiệp trong nước


Khai thác Cảng biển:

VIMC hiện có vốn góp tại 16 doanh nghiệp khai thác cảng, trong đó có 11 công ty con. Hệ thống cảng của Tổng công ty trải dài trên khắp cả nước với 75 cầu cảng có tổng chiều dài 13.571 m, chiếm hơn 26% tổng số cầu cảng và gần 17% tổng số chiều dài cầu cảng của cả nước. Cảng biển là một thế mạnh, lợi thế sẵn có, lĩnh vực kinh doanh chiến lược, luôn đem lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho Tổng công ty qua các năm.

Dịch vụ Hàng hải

VIMC hiện có vốn góp tại 09 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải. Các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hàng hải đa dạng: vận tải đa phương thức, đại lý tàu biển, đại lý vận tải hàng hóa bằng đường biển, dịch vụ kho bãi, bốc xếp hàng hóa với tổng diện tích kho, bãi là 543.765 m2. Dịch vụ hàng hải có mối quan hệ mật thiết với hoạt động vận tải biển và cảng biển của VIMC, vừa đóng vai trò hỗ trợ để hai lĩnh vực kinh doanh này có thể nâng cao năng lực hoạt động, vừa phối hợp cung cấp dịch vụ logistics hoàn chỉnh tới các khách hàng.