IT Solution Theme

Tái cấu trúc tổ chức

Tại sao phải tái cơ cấu tổ chức?

Tổ chức là sự liên kết của những con người nhằm thực hiện các mục tiêu mong đợi của lãnh đạo. Trong đó, tái cơ cấu tổ chức là quá trình xem xét, cơ cấu lại, tái bố trí cấu trúc, bộ phận, và nhân sự nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp của tổ chức trong tương quan với các mục tiêu chiến lược và những thay đổi trên thị trường. 



Tái cơ cấu sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giảm chi phí, và tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân sự. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp bắt kịp với những thay đổi trên thị trường và tạo nền tảng để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.     

Khi nào phải tái cơ cấu tổ chức?

Lãnh đạo phải đưa ra quyết định về đổi mới tổ chức khi nhận thấy những biểu hiện suy yếu như: sự trì trệ, cồng kềnh, chồng chéo chậm trễ, thiếu cam kết, tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của tổ chức, làm tăng chi phí, sự bất mãn của khách hàng, uy tín thương hiệu bị suy thoái, doanh nghiệp mất vị thế cạnh tranh; hay những biểu hiện như tỷ lệ nhân viên thôi việc cao, mất thị phần, doanh số bình quân đầu người suy giảm.

Khi có những biểu hiện năng lực tổ chức suy giảm như trên, thì việc tái cơ cấu là cần thiết. Bởi vì những vấn đề yếu kém bên trong tổ chức khi đã xuất hiện thì nó chỉ lớn lên qua thời gian, chứ không tự mất đi. Mọi sự trì hoãn hay che dấu những yếu kém sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Bên cạnh đó, tái cơ cấu không chỉ hữu hiệu khi doanh nghiệp gặp khó khăn, mà còn là giải pháp cần thiết khi doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực và qui mô, hay sau một giai đoạn phát triển nóng.     

Phạm vi tái cơ cấu

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hoạt động tái cơ cấu tập trung vào các nội dung sau:

  • Định hướng Chiến lược: Xác định Tầm nhìn và các Mục tiêu chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, và phù hợp với những nguồn lực của tổ chức.
  • Tổ chức Thực hiện: Xây dựng và sắp xếp cấu trúc phù hợp để hiện thực hóa tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược đặt ra; văn bản hóa phương thức phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban để tổ chức vận hành hiệu quả nhất; Phân định chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, phòng ban để thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn trong thực hiện công việc.
  • Nền tảng thành công: Xây dựng hệ thống công cụ và chính sách quản trị nguồn nhân lực giúp nâng cao sức mạnh nội tại; Phát triển văn hoá doanh nghiệp, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp; và Phát triển năng lực lãnh đạo nhằm dẫn dắt và lãnh đạo tổ chức thành công.

Mô hình tái cấu trúc doanh nghiệp

Mô hình tái cấu trúc doanh nghiệp được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

 
Kết quả thực hiện tái cơ cấu 

  • Doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, và tiết giảm chi phí.
  • Năng lực đội ngũ nhân sự được phát triển, đáp ứng yêu cầu công việc cao hơn.
  • Doanh nghiệp có hệ thống chính sách và công cụ quản trị phù hợp và chuyên nghiệp.
  • Năng lực của đội ngũ quản lý lãnh đạo được phát triển theo yêu cầu.
  • Doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường.
  • Doanh nghiệp được chuyển giao nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo tổ chức.

Phương pháp thực hiện:

Các quyết định thay đổi đều dựa trên những phân tích đánh giá thực tiễn và khách quan. Đồng thời, tổ chức chỉ phát triển và thay đổi khi đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có sự phối hợp làm việc chặt chẽ với tư vấn để tự thay đổi năng lực và phương pháp làm việc. 

Các chuyên gia tư vấn, với vai trò khách quan của bên thứ 3, sẽ thu thập khảo sát dữ liệu, phân tích, và đề xuất các chính sách. Đồng thời tư vấn sẽ giữ vai trò là hạt nhân kích thích sự thay đổi từ bên trong, giúp năng lực quản lý của khách hàng lớn lên.

Hai bên sẽ tuân thủ các nguyên tắc: Trao đổi trực tiếp, thống nhất mục tiêu; Cùng xây dựng kế hoạch hành động; Tích cực thực hiện và Phản hồi kịp thời; Tương tác liên tục, và Báo cáo định kỳ.

Phạm vi và chi phí:

Phạm vi thực hiện tái cơ cấu sẽ do hai bên thỏa thuận dựa trên tình hình thực tiễn đội ngũ nhân sự, quy mô của tổ chức và mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện dự án có thể kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào thực trạng và mục tiêu của doanh nghiệp.

Chi phí: Căn cứ vào số giờ làm việc của chuyên gia theo phạm vi công việc và yêu cầu của dự án hai bên đã thỏa thuận.